LỊCH SỮ HÌNH THÀNH TP.HCM

Năm 1698, Nguyễn Phước Chu - tức chúa Minh - sai Thống suất Nguyễn Hữu Kính (thường đọc là Cảnh) vào Nam kinh lý và lập phủ Gia Định. Nhưng trước đó, có lẽ hàng thế kỷ, nhiều sử liệu cho thấy người Việt Nam đã tới buôn bán và khẩn hoang lập ấp rải rác trong đồng bằng sông Mê Kông ở châu thổ miền Nam và sông Mê Nam bên Xiêm rồi. Biên niên sử Khơ Me chép: Năm 1618, vua Chey Chettha II lên ngôi. Ngài liền cho xây cung điện nguy nga tại U Đông, rồi cử hành lễ cưới trọng thể với một công chúa Việt Nam rất xinh đẹp con chúa Nguyễn (người ta phỏng đoán đó là công nữ Ngọc Vạn con chúa Sãi, Nguyễn Phước Nguyên). Hoàng hậu Sam Đát Việt Nam cho đem nhiều người đồng hương tới Campuchia, có người được làm quan lớn trong triều, có người làm các nghề thu công và có người buôn bán hay vận chuyển hàng hóa.

Năm 1623, chúa Nguyễn sai một phái bộ tới yêu cầu vua Chey Chettha II cho lập đồn thu thuế tại Prei Nokor (Sài Gòn) và Kas Krobei (Bến Nghé). Đây là vùng rừng rậm hoang vắng nhưng cũng là địa điểm qua lại và nghỉ ngơi của thương nhân Việt Nam đi Campuchia và Xiêm La. Chẳng bao lâu, hai đồn thu thuế trở thành thị tứ trên bến dưới thuyền, công nghiệp và thương nghiệp sầm uất.

Giáo sĩ Ý tên Christoforo Boni sống tại thị trấn Nước Mặn gần Qui Nhơn từ năm 1681 đến năm 1622, viết hồi ký "Chúa Nguyễn phải chuyên lo việc tập trận và gởi quân sang giúp vua Campuchia - cũng là chàng rể lấy con gái hoang của chúa! Chúa viện trợ cho vua cả tàu thuyền lẫn binh lính để chống lại vua Xiêm". Borri cũng tả khá tỉ mỉ về sứ bộ của chúa Nguyễn đi Campuchia hồi 1620: "Sứ thần là người sinh trưởng tại Nước Mặn, một nhân vật quan trọng đứng sau chức tổng trấn. Trước khi lên đường, ông đã để nhiều ngày giờ bàn bạc và nhận lệnh của chúa. Sứ bộ gồm khá đông người, cả quan lẫn lính, vừa nam vừa nữ, chuyên chở trên những chiếc thuyền lớn có trang bị vũ khí và bài trí lộng lẫy. Khi sứ bộ tới kinh U Đông, thì dân chúng Khơ Me, thương nhân Bồ Đào Nha, Nhật Bản và Trung Hoa đã tụ hội đông đảo để đón tiếp và hoan nghênh. Vì sứ thần đây là người quan thuộc, đã lui tới nhiều lần, từng làm đại diện thường trú từ lâu, chứ không phải sứ giả mới tới lần đầu. Borri còn cho biết tòa sứ bộ khá quan trọng và đông đúc, nào là thê thiếp, người hầu kẻ hạ của sứ thần, nào binh sĩ giữ an ninh và phục dịch sứ bộ.

Một giáo sĩ khác người Pháp tên là Chevreuil tới thăm Colompé (tức Pnom Penh, Nam Vang) hồi 1665 đã thấy "hai làng An Nam nằm bên kia sông, cộng số người được độ 500 mà kẻ theo đạo Công giáo chỉ có 4 hay 5 chục người". Ngoài Nam Vang, tại các nơi khác cũng có nhiều người Việt Nam sinh sống, ở thôn quê thì làm ruộng, gần phố thì buôn bán, làm thủ công hay chuyên chở ghe thuyền, kể hàng mấy ngàn người. Như ở Đất Đỏ, Bà Rịa, Bến Cá, Cù lao Phố, Mỹ Tho, Hà Tiên, v.v...

Ngoài đồng bằng sông Mê Kông, người Việt Nam còn đến làm ăn và định cư rải rác trong đồng bằng sông Mê Nam. Lịch sử cho biết: dân tộc Thái mới lập quốc từ thế kỷ VII sau công nguyên ở giữa bán đảo Đông Dương và chủ yếu trên lưu vực sông Mê Nam. Nước này gọi là Xiêm hay Xiêm La (Siam), đến năm 1939 mới đổi tên là Thái Lan. Kinh đô Xiêm xưa ở Ayuthia, xây dựng thừ năm 150 trên một khúc quanh của sông Mê Nam cách biển gần 100 km. Theo bản đồ Loubère vẽ năm 1687, thì kinh đô Ayuthia nằm trong một hòn đảo lớn, giữa hai nhánh sông Mê Nam. Đường sá, cầu cống, phố chợ, lâu đài... được ghi khá rõ ràng. lại có thêm chú chích minh bạch như: A=Thành phố, B=cung điện, C=bến cảng, D=xưởng thủy hải quân, E=xưởng thủy ghe thuyền, F=phố thị, G=chủng viện... Chung quanh hòn đảo chính có những khu vực dành riêng cho dân Xiêm hay người nước ngoài cư trú: người Xiêm ở phía Bắc và Tây Bắc, người Hoa ở phía Đông, người Việt Nam, Mã Lai, Nhật Bản, Hòa Lan, Bồ Đào Nha ở phía Nam. Nơi người Việt ở cũng là một cù lao khá rộng, qua sông là tới phố thị kinh đô, việc đi lại giao dịch rất thuận lợi. Nhìn cách bố trí thôn trại chung quanh Ayuthia, ta có thể phỏng đoán cộng đồng người Việt ở đây khá đông và là một trong mấy nhóm ngoại quốc tới lập nghiệp sớm nhất. Trên bản đồ có ghi rõ chữ Cochinchinois nơi thôn trại Việt. Đương thời, địa danh này chỉ người Đàng Trong và cũng có thể chỉ chung người VIệt Nam, vì trước đó - trong thời gian chưa có phân ranh Trịnh Nguyễn, Tây phương dùng địa danh ấy, biến dạng bởi Giao Chỉ - Cauchi - Cauchinchina - Cochinchine để gọi chung Việt Nam. Đa số người Việt ở đây là người Đàng Trong, song cũng có người Đàng Ngoài. Họ tới định cư và lập nghiệp có lẽ từ thế kỷ XVI hay đầu thế kỷ XVII tồi, nghĩa là từ thời nhà Mạc khi trong nước rất xáo trộn là loại ly. Theo ký sự của Vachet thì cả nam nữ già trẻ. Ngoài Ayuthia, người Việt còn tới làm ăn định cư tại Chân Bôn (Chantaburi) và Bangkok là những thương điếm trung chuyển từ Hà Tiên tới kinh đô Xiêm.

Sử Việt Nam và sử Khơ Me cùng nhất trí ghi sự kiện: Năm 1674, Nặc Ong Đài đánh đuổi vua Nặc Ong Nộn. Nộn chạy sang cầu cứu chúa Nguyễn. Chúa liền sai thống suất Nguyễn Dương Lâm đem bính đi tiến thảo, thâu phục luôn 3 lũy Sài Gòn, Gò Bích và Nam Vang (trong sử ta, địa danh Sài Gòn xuất hiện từ 1674 vậy). Đài thua chạy rồi tử trận. Chúa Nguyễn phong cho Nặc Ong Thu làm Cao Miên quốc vương đóng đô ở U Đông, cho Nặc Ong Nộn làm phó vương.

Sử ta còn ghi rõ: năm 1679, chúa Nguyễn Phước Tần tức Hiền Vương cho "nhóm người Hoa" muốn "phục Minh chống Thanh" là Dương Ngạn Địch tới Mỹ Tho, Trần Thượng Xuyên tới Biên Hòa và Sài Gòn để lánh nạn và làm ăn sinh sống. Những nơi đó đã có người Việt tới sinh cơ lập nghiệp từ lâu. Như Trịnh Hoài Đức đã chép: các chúa Nguyễn "chưa rảnh mưu tính việc ở xa nên phải tạm để đất ấy cho cư dân bản địa ở, nối đời làm phiên thuộc ở miền Nam, cống hiến luôn luôn". Nhưng năm 1658, "Nặc Ong Chân phạm biên cảnh", Hiền Vương liền sai "phó tướng Tôn Thất Yên đem ngàn binh đi 2 tuần đến thành Mô Xoài (Bà Rịa), đánh phá kinh thành và bắt được vua nước ấy". Sau được tha tội và được phong làm Cao Miên quốc vương "giữ đạo phiên thần, lo bề cống hiến, không xâm nhiễu dân sự ở ngoài biên cương. Khi ấy địa đầu Gia Định là Mô Xoài và Đồng Nai đã có lưu dân của nước ta đên ở chung lộn với người Cao Miên khai lhẩn ruộng đất". Như vậy là từ trước 1658, Mô Xoài và Đồng Nai đã thuộc "biên cảnh" của Việt Nam.

Bốn mươi năm sau (tức 1698), chúa Nguyễn mới sai Nguyễn Hữu Kính vào "kinh lý" miền Nam. Đó là cuộc kinh lý miền biên cảnh - khi ấy "đất đai đã mở rộng khắp miền đông Nam Bộ nay. Trên cơ sở lưu dân Việt Nam tự phát tới "khẩn hoang lập ấp", Nguyễn Hữu Kính đã lập phủ Gia Định và 2 huyện Phước Long, Tân Bình (một phần nay là TPHCM). Đúng là dân làng đi trước, nhà nước đến sau. Và miền biên cảnh Nam Bộ sáp nhập vào cương vực Việt Nam một cách thật êm thắm và hòa hợp dân tộc vậy.

Lịch sử phát triển saigon

Hình ảnh đầu tiên tạo nên địa thế Sài Gòn chính là vùng Bến Nghé – Sài Gòn. Vùng này xưa kia là rừng rậm đầm lầy, hoang vắng, "mênh mông rừng tràm, bạt ngàn rừng dừa", song cũng nổi tiếng là vùng đất màu mỡ phì nhiêu có đường giao thông thuận tiện.

Năm 1698 Chúa Nguyễn sai Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lý miền biên cảnh phía Nam, lập phủ Gia Định và thời điểm này được ghi vào lịch sử như cột mốc thời gian để tính tuổi cho thành phố

Năm 1896, thành phố đổi tên từ "Gia Định Tỉnh" thành Sài Gòn và từ đây tên tuổi này ngày càng rực sáng trên trường quốc tế qua những hình ảnh và trang sử rất gợi nhớ: "Là trung tâm thương mại sầm uất, có thương cảng thuận tiện cho giao lưu kinh tế với nước ngoài"; "Sài Gòn hòn ngọc của Viễn Đông", "Sài Gòn có cảng Nhà Rồng, nơi Bác Hồ đã ra đi tìm đường cứu nước"; Sài Gòn còn là điểm khởi đầu của Nam Bộ kháng chiến oanh liệt. Trong kháng chiến chống Mỹ, Sài Gòn luôn đi đầu trên mọi trận tuyến, lịch sử Sài Gòn gắn liền với những trang sử đấu tranh hào hùng của công nhân, lao động, trí thức, học sinh, sinh viên và đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh vĩ đại đã tô thắm thêm cho bản anh hùng ca dựng nước và giữ nước của người Sài Gòn, của dân tộc Việt Nam kiên cường. Từ đây lịch sử đã sang trang mới, "Sài Gòn" được Quốc Hội đổi tên thành "Thành phố Hồ Chí Minh" (tháng 07/1976), và một thời kỳ mới đã bắt đầu - Thời kỳ xây dựng xã hội mới vì mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh.

 

Địa danh: Gia Định – Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh

- 1698 – 1802: Phủ Gia Ðịnh

- 1790 – 1802: Gia Ðịnh Kinh

- 1802 – 1808: Gia Ðịnh Trấn

- 1808 – 1832: Gia Ðịnh Thành

- 1836 – 1867: Tỉnh Gia Ðịnh

- 1889 – 1975: Tỉnh Gia Ðịnh (Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Ðịnh)

- 1976 đến nay: Thành phố Hồ Chí Minh

300 năm địa danh gia định

Địa danh Gia Định đã xuất hiện từ 300 năm qua, nhưng khi là phủ, là tỉnh, là toàn xứ Nam bộ, lại chỉ định những địa bàn hành chính to nhỏ rất khác nhau. Thật là phức tạp, chúng ta cần xem xét cho thấu đáo.

1- Phủ Gia Định từ 1698 đến 1802.

Năm 1698, Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lý miền Nam, thấy nơi đây đất đã mở mang "hàng ngàn dặm và có dân trên 4 vạn hộ". Để chấm dứt tình trạng lưu dân tự khẩn hoang lập ấp đó, Cảnh bèn lập phủ Gia Định để coi hai huyện: Phước Long (Biên Hòa) và Tân Bình (Sài Gòn, từ sông Sài Gòn đến sông Vàm Cỏ Đông). Diện tích rộng khoảng 30.000 km2.

Năm 1708, Mạc Cửu xin cho trấn Hà Tiên thuộc quyền Chúa Nguyễn. Năm 1732, chúa Nguyễn cho lập châu Định Viễn và dựng dinh Long Hồ (sau là Vĩnh Long). Năm 1756, tổ chức cai trị đạo Trường Đồn (sau là Định Tường).

Năm 1757, chúa Nguyễn cho lập các đạo Đông Khẩu, Tân Châu, Châu Đốc. Từ đó toàn miền Nam thuộc về lãnh thổ và chính quyền Việt Nam.

Từ 1779, phủ Gia Định bao gồm cả:

Dinh Phiên trấn (Sài Gòn)

Dinh trấn Biên (Biên Hòa)

Dinh Trường Đồn (Định Tường)

Dinh Long Hồ (Vĩnh Long, An Giang).

Trấn Hà Tiên.

Như vậy, diện tích phủ Gia Định là diện tích toàn Nam bộ rộng khoảng 64.743 km2.

Gia Định kinh từ 1790 đến 1802

Sau khi thâu hồi đất Gia Định, Nguyễn Ánh cho xây thành Bát Quái rộng lớn theo cách bố phòng Vauban, theo định hướng phong thổ Aá Đông, theo mỹ thuật dân tộc Việt Nam và mệnh danh là Gia Định kinh.

2- Gia Định trấn từ 1802 đến 1808.

Năm 1802, Nguyễn Ánh thâu phục kinh thành Phú Xuân rồi lên ngôi và lấy đế hiệu Gia Long. Gia Long bèn hạ cấp Gia Định kinh xuống làm Gia Định trấn thành. Cải tên phủ Gia Định làm trấn Gia Định và đặt "trấn quan" để cai quản cả ngũ trấn là: trấn Phiên An, trấn Biên Hòa, trấn Định Tường, trấn Vĩnh Long, trấn Hà Tiên.

3- Gia Định thành từ 1808 đến 1832

Gia Định thành thay cho Gia Định trấn. Gia Định thành là đơn vị hành chính lớn cũng như Bắc thành cai quản cả xứ Bắc gồm nhiều trấn. Có lẽ phải đổi tên Gia Định trấn ra Gia Định thành để khỏi lẫn với 5 trấn dưới quyền cai quản. Từ đó, thành cai quản trấn. Để dễ phân biệt. Khi Trịnh Hoài Đức viết Gia Định thành thông chí là có ý nghiên cứu toàn hạt 5 trấn đã kể trên.

4- Tỉnh Gia Định từ 1836 đến 1867.

Năm 1832, sau khi Tổng trấn Lê Văn Duyệt mất, Minh Mạng liền cải ngũ trấn thành lục tỉnh là Phiên An, Biên Hòa, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên. Đổi thành Gia Định - nơi trú đóng của Tổng trấn - làm tỉnh thành Phiên An - nơi trị sở của Tổng đốc coi riêng Phiên An thôi.

Năm 1835, sau vụ Lê Văn Khôi, Minh Mạng cho phá thành Bát Quái và xây dựng Phụng thờ nhỏ, gọi là tỉnh thành Phiên An.

Năm 1936, cải tỉnh Phiên An ra tỉnh Gia Định. Tỉnh thành Phiên An cũng đổi ra tỉnh thành Gia Định. Tỉnh Gia Định đương thời rộng khoảng 11.560 km2.

Năm 1859, Pháp tới chiếm Sài Gòn và phá bình địa thành Gia Định (Pháp gọi là thành Sài Gòn).

Sau Hòa ước 1862 mất đi ba tỉnh miền Đông, Pháp vẫn chia tỉnh Gia Định làm 3 phủ như cũ: Tân Bình, Tân An, Tây Ninh.

5- Hạt Gia Định từ 1885 đến 1889.

Từ năm 1867, Pháp bỏ tên tỉnh Gia Định mà gọi là tỉnh Sài Gòn. Tỉnh Sài Gòn cũng là địa bàn tỉnh Gia Định trước, song không chia ra phủ huyện, mà chia ra 7 hạt tham biện (inspection), trong đó có hạt Sài Gòn (không kể thành phố Sài Gòn). Hạt Sài Gòn gồm 2 huyện Bình Dương và Bình Long. Nhưng từ năm 1872, hạt Sài Gòn gồm thêm huyện Ngãi An (Thủ Đức) nguyên thuộc tỉnh Biên Hòa.

Năm 1885, đổi tên hạt Sài Gòn thành hạt Gia Định (có lẽ để phân biệt rõ với thành phố Sài Gòn).

6- Tỉnh Gia Định từ 1889 đến 1975.

Năm 1889, bỏ danh xưng hạt (arrondissement), lấy tên tỉnh cho thống nhất với toàn quốc Việt Nam. Tỉnh Gia Định là 1 trong 20 tỉnh của cả Nam Kỳ lục tỉnh cũ. Tỉnh Gia Định (thu hẹp) này chia ra 18 tổng với 200 xã thôn, rộng khoảng 1.840 km2.

Năm 1944, thiết lập tỉnh Tân Bình trên một phần đất của tỉnh Gia Định (bắc Sài Gòn như Phú Nhuận, Phú Thọ, Hạnh Thông, Tân Sơn Nhì..., vùng Thủ Thiêm và một phần Nhà Bè). Tỉnh này chỉ tồn tại đến cuộc Cách mạng 5-1945 rồi giải thể. Trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, một phần không nhỏ của địa phận tỉnh Gia Định đã là căn cứ Cách mạng kháng chiến.

Năm 1956, vùng Củ Chi được trích ra để lập thêm 2 tỉnh Hậu Nghĩa và Bình Dương, Hậu Nghĩa lấy phần đất phía tây vẫn gọi là quận Củ Chi. Bình Dương lấy phần đất phía đông gọi là quận Phú Hòa.

Sau vụ chia cắt, Củ Chi cho 2 tỉnh Hậu Nghĩa và Bình Dương, tỉnh Gia Định (1970) còn chia ra 8 quận với 74 xã, rộng 1.499 km2. Tình hình đó tồn tại đến ngày Giải phóng 1975.

Từ năm 1975 đến nay, địa danh Gia Định không còn dùng để chỉ bất cứ một đơn vị hành chính nào. Song nhân dân miền Nam vẫn nhớ tên đó với nhiều ấn tượng sâu sắc và tốt đẹp, Sử sách Thành phố và toàn Nam Bộ luôn nói đến Gia Định từ suốt 300 năm qua để ghi dấu bao chiến công và thành tích phát triển vượt bậc của phần đất phía Nam của Tổ quốc.

Niên biểu 300 năm sài gòn

1623: Chúa Nguyễn mở các trạm thu thuế ở Bến Nghé và Sài Gòn (ở quận 1 và quận 5 ngày nay).

1679: Chúa Nguyễn lập đồn dinh ở Tân Mỹ gần ngã tư Cống Quỳnh - Nguyễn Trãi ngày nay.

1698: Chúa Nguyễn cử Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam kinh lược, cho lập phủ Gia Định, gồm hai huyện Phước Long và Tân Bình. (Sài Gòn thuộc huyện Tân Bình)

1731: Chúa Nguyễn cử Trương Phước Vĩnh giữ chức Điều khiển để điều hành tất cả các dinh trấn, cho xây dinh Điều Khiển tại Sài Gòn. Thống binh Trần Đại Định xây lũy Hoa Phong để bảo vệ Sài Gòn.

1748: Lập chợ Tân Kiểng.

1772: Điều khiển Nguyễn Cửu Đàm đào kinh Ruột Ngựa nối Sài Gòn với miền Tây. Nguyễn Cửu Đàm xây lũy Bán Bích (dài 15 dặm) để bảo vệ Sài Gòn.

1774: Xây chùa Giác Lâm.

1776 - 1801: Nhà Tây Sơn 5 lần vào Sài Gòn. Đáng kể nhất là tháng 6-1784, Nguyễn Huệ đem binh vào và lập nên chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút lưu truyền sử xanh, đánh tan 300 chiến thuyền và 20.000 thủy quân xâm lược Xiêm và quân Nguyễn Ánh.

1778: Lập làng Minh Hương. Mở Chợ Lớn.

1788: Nguyễn Ánh tái chiếm Sài Gòn.

1790: Xây thành Bát Quái làm trụ sở chính quyền. Đổi Gia Định thành thành Gia Định kinh.

1802: Nguyễn Ánh lên ngôi ở Huế, niên hiệu là Gia Long, chia đất phía Nam làm 5 trấn: Phiên An, Biên Hòa, Vĩnh Tường, Vĩnh Thanh và Hà Tiên.

1808: Đổi Gia Định trấn thành Gia Định thành.

1832: Lê Văn Duyệt chết; đổi Gia Định thành và 5 trấn phía Nam thành 6 tỉnh: Biên Hòa, Gia Định, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên.

1833 - 1835: Lê Văn Khôi khởi binh.

1835: Vua Minh Mạng phá thành Bát Quái xây thành Phụng.

1859:

15-2: Pháp tấn công thành Gia Định.

17-2: Thành Gia Định thất thủ.

1860:

Thành lập thương cảng Sài Gòn và Sở Thương chính.

2-2: Le Page tuyên bố mở cửa Sài Gòn cho nước ngoài vào buôn bán.

Thống đốc Nguyễn Tri Phương cùng Phạm Thế Hiển trông coi việc quân sự ở phía Nam. Xây đại đồn Chí Hòa (Kỳ Hòa) chống Pháp.

1861:

24-2: Pháp đánh đồn Chí Hòa - 2 ngày sau đồn thất thủ.

28-2: Pháp hoàn toàn chiếm Sài Gòn.

11-4: Thống đốc Charner ban hành Nghị định quy định giới hạn Sài Gòn.

1862: 5-6 Hòa ước Nhâm Tuất. Ký giữa Phan Thanh Giản, Lâm Duy Hiệp với Bonard. Triều đình Huế nhường cho Pháp 3 tỉnh Biên Hòa, Gia Định, Định Tường.

1864:

Xây xong Dinh Thống đốc Nam Kỳ (nay là Bảo tàng Cách mạng).

Tách Sài Gòn và Chợ Lớn.

1865: Gia Định Báo - tờ báo tiếng Việt đầu tiên ra đời.

1867:

4-4: Tổ chức thành phố Sài Gòn.

8-7: Sửa nghị định 4-4-1867 và tổ chức thành phố Sài Gòn.

1868: 23-2 Khởi công xây dinh Toàn quyền.

1869: 27-9 Bổ nhiệm ủy viên Hội đồng thành phố Sài Gòn (có Pétrus Trương Vĩnh Ký).

1874:

15-3: Tổng thống Cộng hòa Pháp ký sắc lệnh thành lập thành phố Sài Gòn.

Hòa ước Giáp Tuất: nhượng cho Pháp 6 tỉnh Nam Kỳ. Ký tại Sài Gòn giữa Lê Tuấn, Nguyễn Văn Tường và Thống đốc Nam Kỳ Dupré.

1877: 7-10 Xây Nhà thờ Đức Bà (11-4-1880 khánh thành)

1885:

21-1: Khởi nghĩa Nguyễn Văn Bường.

4-2: Khởi nghĩa 18 Thôn Vườn Trầu do Phan Văn Hớn và Nguyễn Văn Quá lãnh đạo. Khởi nghĩa thất bại, hai ông bị Pháp hành hình tại chợ Hóc Môn.

1886: 11-4 Xây dựng tòa Bưu chính.

1902: Xây cầu Bình Lợi.

1903: Mở đường tàu điện Sài Gòn - Gò Vấp, Sài Gòn - Chợ Lớn, Gò Vấp - Hóc Môn.

1909: Khánh thành dinh Xã Tây (Uủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ngày nay)

1911: Nguyễn Tất Thành (sau này là Chủ tịch Hồ Chí Minh) rời Sài Gòn sang Pháp đi tìm đường cứu nước.

1913: 24-3 Nghĩa quân Phan Xích Long ném bom và tạc đạn vào Sài Gòn Chợ Lớn.

1916:

16-2: Vụ phá Khám lớn Sài Gòn cứu Phan Xích Long và các đồng chí không thành.

22-2: Phan Xích Long cùng 37 đồng chí của ông bị xử tử tại đồng Tập trận.

1920: Tôn Đức Thắng thành lập Công hội đỏ đầu tiên của Sài Gòn.

1925:

Tháng 6 Phan Châu Trinh từ Pháp về Sài Gòn.

Tháng 8 Bãi công của hơn 1.000 công nhân Ba Son. Thành lập Đảng Thanh niên - Hội kín Nguyễn An Ninh.

1926:

24-3: Phan Châu Trinh đột ngột tạ thế.

4-4: Đám tang Phan Châu Trinh.

1940:

23-11: Khởi nghĩa Nam Kỳ.

Các lãnh tụ của Đảng: Võ Văn Tần, Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Văn Cừ, Hà Huy Tập bị giặc Pháp bắt và xử bắn ở Hóc Môn.

1945:

15-8: Thành lập Uủy ban khởi nghĩa.

Đêm 24 rạng 25 Sài Gòn khởi nghĩa thắng lợi.

2-9: Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại quảng trường Ba Đình Hà Nội. Cùng ngày ở Sài Gòn, đoàn biểu tình hoan nghênh bản Tuyên ngôn Độc lập, bị lính Pháp bắn lén.

6-9: Quân đội Anh, Ấn đến Sài Gòn để tước vũ khí quân đội Nhật.

23-9: Pháp chiếm Ủy ban nhân dân Nam Bộ, Quốc gia tự vệ cuộc, Đài phát thanh Sài Gòn... gây hấn ở Nam Bộ. Nhân dân Sài Gòn, nhân dân miền Nam lại bước vào cuộc kháng chiến.

1948:

29-3: Phá nổ 300 quả mìn ở kho đạn Bảy Hiền.

13-9: Kho xăng Tân Sơn Nhất bị đốt cháy (18.000 lít xăng).

1949:

13-6: Bảo Đại về đến Sài Gòn sau 3 năm lưu vong.

24-12: Học sinh nhiều trường bãi khóa chống ngụy quyền Bảo Đại.

1950:

9-1: Hàng nghìn học sinh biểu tình đòi mở cửa trường, đòi tự do cho những người bị bắt.

12-1: Đám tang Trần Văn Ơn.

7-2: Chính phủ Truman công nhận ngụy quyền Bảo Đại.

19-2: Tổng lãnh sự quán Mỹ ở Sài Gòn nâng lên cấp Công sứ quán.

16-3: Tàu chở máy bay Bốc-xa và 2 tuần dương hạm đội thuộc hạm đội 7 Mỹ cập bến Sài Gòn.

19-3: Nhân dân Sài Gòn biểu tình phản đối chiến hạm Mỹ vào cảng dưới sự lãnh đạo của luật sư Nguyễn Hữu Thọ - "Ngày toàn quốc chống Mỹ".

24-5: Đại diện công sứ Mỹ - Ghờ ri on thông báo bắt đầu viện trợ kinh tế cho Việt Nam, Lào, Campuchia. Đặt phái đoàn kinh tế đặc biệt ở Sài Gòn.

29-6: Tám máy bay vận tải, viện trợ quân sự đầu tiên của Mỹ cho quân đội Pháp đến Sài Gòn.

15-7: Phái đoàn Mỹ - Men phi (Bộ trưởng Ngoại giao) và tướng A kin, Tư lệnh Sư đoàn 1 lính thủy đánh bộ Mỹ đến Sài Gòn.

2-8: Mỹ thiết lập phái đoàn cố vấn viện trợ quân sự ở Sài Gòn (MAAG).

17-9: Tát xi nhi, Cao ủy mới, kiêm Tư lệnh quân viễn chinh Pháp, đến Sài Gòn.

1951: 18-11 Ngô Đình Diệm sang Mỹ được chính phủ Mỹ nuôi dưỡng trong trường thần học tiểu bang Niu Da Di.

1952: Tháng 7 Công sứ quán Mỹ ở Sài Gòn nâng lên thành Đại sứ quán.

1953:

24-2: Hội đàm Pháp và chính quyền Sài Gòn ở Đà Lạt, quyết định thành lập Việt Nam quốc quân.

20-6: Phái đoàn quân sự Mỹ đến Sài Gòn.

1954:

Nhân sĩ, trí thức Sài Gòn công bố Tuyên ngôn Hòa Bình.

31-5: Đội biệt động 205 tiến công kho bom Phú Thọ Hòa. 1 triệu lít xăng và 9.345 tấn bom đạn cháy nổ suốt hai ngày đêm.

11-6: Phái đoàn quân sự Mỹ ở Sài Gòn bắt đầu hoạt động triển khai những âm mưu chi?n tranh tâm lý chính trị.

25-6: Mỹ đưa Ngô Đình Diệm về Việt Nam.

6-7: Thành lập chính phủ Ngô Đình Diệm ở Sài Gòn.

1-8: Luật sư Nguyễn Hữu Thọ thành lập Uủy ban hòa bình khu Sài Gòn - Chợ Lớn, kêu gọi đấu tranh để thống nhất Việt Nam bằng tổng tuyển c? tự do.

1955:

12-2: Đoàn cố vấn viện trợ quân sự Mỹ bắt đầu huấn luyện quân đội của chính quyền Sài Gòn.

8-5: Chính quyền Diệm cự tuyệt đề án tổ chức hội nghị hiệp thương bàn về tổng tuyển cử toàn quốc của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

26-10: Bảo Đại thoái vị, Ngô Đình Diệm tuyên bố thành lập nước "Việt Nam Cộng hòa" và lên làm Tổng thống.

1956:

28-4: Tư lệnh quân viễn chinh Pháp rút khỏi Sài Gòn.

4-6: Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tuyên bố "sẵn sàng dự hội nghị hiệp thương vào ngày mà nhà đương cục miền Nam Việt Nam đã lựa chọn nửa đầu tháng 6". Mỹ thiết lập "cơ quan huấn luyện tác chiến" (CATO) cho quân đội của chính quyền Diệm.

6-7: Phó Tổng thống Mỹ Ních xơn đến Sài Gòn.

1957:

 

5-5: Ngô Đình Diệm sang thăm Mỹ và tuyên bố: "Biên giới của Mỹ kéo dài tới vĩ tuyến 17".

1-8: Chính quyền Sài Gòn thi hành chế độ bắt lính.

22-10: Diệm đổi "Đô thành Sài Gòn - Chợ Lớn" thành "Đô thành Sài Gòn".

1958: 7-3 Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lại đề nghị tổ chức hội nghị hiệp thương để bàn về tổng tuyển cử thống nhất đất nước.

1959: 29-5 Bằng việc công bố luật "ngăn chặn hoạt động phá hoại" (luật 10/59), Ngô Đình Diệm thẳng tay đàn áp nhân dân.

1960:

11-11: Đại tá lục quân của quân đội Sài Gòn Nguyễn Chánh Thi làm đảo chính chống Diệm bị thất bại.

20-12: Thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.

1961:

9-3: Thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng khu Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định.

19-5: Kế hoạch Xtalây Taylo "lập 17.000 ấp chiến lược" dùng chiến lược trực thăng vận, thiết xa vận hòng bình định miền Nam Việt Nam trong vòng 18 tháng.

11-8: Mỹ quyết định cho thêm tiền để tăng quân đội của chính quyền Sài Gòn từ 17 vạn lên 20 vạn.

11-8: Mỹ đưa sang Sài Gòn một trung đội máy bay trực thăng.

14-8: Trong bức thư gửi Diệm, Tổng thống Kennơđi hứa sẽ tăng thêm viện trợ.

1962:

27-2: Hai phi công Nguyễn Văn Cử và Phạm Phú Quốc ném bom dinh Độc Lập.

Năm 1962, viện trợ của Mỹ lên tới 600 triệu đôla, gấp hai lần năm 1961, bốn lần năm 1960.

1963:

11-6: Thượng tọa Thích Quảng Đức tự thiêu ở Sài Gòn phản đối chính sách đàn áp tín đồ Phật giáo của chính quyền Diệm.

15-8: Chính quyền Diệm tấn công vào chùa, sinh viên biểu tình ở Sài Gòn chống lệnh giới nghiêm, hơn 2.000 học sinh và 6.000 dân thường bị bắt.

20-8: Diệm tuyên bố thiết quân luật toàn miền Nam.

22-8: Đại sứ Mỹ - Henry Cabot Lodge đến Sài Gòn.

29-8: Bộ Ngoại giao Mỹ trao quyền cho Tư lệnh Ha-kin hứa hẹn với những người chỉ huy quân đội Sài Gòn là sẽ ủng hộ cuộc đảo chính lật Diệm, với điều kiện không đưa quân đội Mỹ vào.

14-9: Mỹ thông báo kéo dài thời gian quyết định cấp viện trợ của kế hoạch nhập hàng hóa cho Nam Việt Nam (18 triệu 50 vạn đôla).

24-9: Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ - Mác Namara đến Sài Gòn.

1-10: Chủ tịch Hội đồng tham mưu liên quân Mỹ Tay-lo đến Sài Gòn.

5-10: Đại đức Thích Quảng Hương tự thiêu.

8-10: Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc quyết định cử đoàn điều tra về việc đàn áp Phật giáo (ngày 24 đến Sài Gòn).

27-10: Đại đức Thích Thiện Mỹ tự thiêu.

1-11: Đảo chính quân sự lật Diệm.

2-11: Anh em Diệm, Nhu bị giết. Thành lập chính phủ lâm thời do cựu Phó Tổng thống Nguyễn Ngọc Thơ cầm đầu.

1964:

8-2: Thành lập chính phủ mới ở miền Nam Việt Nam do Nguyễn Khánh làm Thủ tướng (tướng Dương Văn Minh làm Quốc trưởng).

2-5: Đặc công đánh chìm chiến hạm Card cùng 24 máy bay các loại.

18-5: Tổng thống Mỹ Giôn-xơn gửi thông điệp đặc biệt cho Quốc hội, yêu cầu cấp thêm 125 triệu đôla viện trợ cho Nam Việt Nam.

16-8: Hội đồng quân lực của chính quyền Sài Gòn bầu tướng Nguyễn Khánh làm Tổng thống, soạn thảo hiến pháp mới.

25-8: Đặc công đánh khách sạn Caravelle.

3-9: Đảo chính chống Nguyễn Khánh thất bại.

20.000 công nhân đình công ở Sài Gòn.

15-10: Chính quyền Nguyễn Khánh xử tử người thanh niên yêu nước Nguyễn Văn Trỗi.

31-10: Trần Văn Hương lên thay Nguyễn Khánh.

19-12: Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tuyên bố đã giải phóng 8 triệu người, kiểm soát 3/4 lãnh thổ.

20-12: Phái quân sự giải tán Hội đồng quốc gia miền Nam Việt Nam. Nguyễn Cao Kỳ nhẩy lên nắm quyền hành.

1965:

22-1: Tín đồ Phật giáo Sài Gòn biểu tình tấn công cơ quan USIS Mỹ.

28-1: Phan Huy Quát lên làm Thủ tướng.

21-2: Nguyễn Khánh bị cách chức Tổng tư lệnh ba quân chủng. Nguyễn Văn Thiệu làm Chủ tịch Hội đồng quân lực.

30-3: Tòa Đại sứ Mỹ (39 Hàm Nghi) bị hai chiến sĩ biệt động đánh bom làm hư hỏng nặng.

10-6: Phan Huy Quát từ chức Thủ tướng. Sài Gòn chuyển sang quân quản.

11-6: Đảo chính của Nguyễn Văn Thiệu - Nguyễn Cao Kỳ.

29-7: 30 máy bay B52 cất cánh từ Ô-ki-na-oa sang ném bom phía Nam Sài Gòn.

2-8: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra tuyên bố phản đối Liên Hợp Quốc can thiệp vào vấn đề Việt Nam.

31-10: 650 giáo sư thuộc 21 trường đại học đăng bức thư công khai phản đối chiến tranh Việt Nam trên tờ: Thời báo New York. Lần đầu tiên bộ đội cơ giới của quân đội nhân dân theo đường Hồ Chí Minh tiến quân vào Nam.

1966:

17-7: Chủ tịch Hồ Chí Minh trong lời kêu gọi gửi đồng bào và chiến sĩ cả nước, nêu rõ: "Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, nhưng nhân dân Việt Nam quyết không sợ. Không có gì quý hơn độc lập tự do. Đến ngày chiến thắng, nhân dân sẽ xây dựng đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn".

3-7: Quân Mỹ ở Nam Việt Nam tăng lên 325.000 người.

1967:

9-1967: Khánh thành Tòa Đại sứ mới của Mỹ ở Sài Gòn.

21-9: Thủ tướng Nhật Bản - Sa tô sang thăm Sài Gòn.

31-9: Khánh thành Dinh Độc Lập mới.

1968:

29-1: Tổng thống Mỹ Giôn xơn công bố bản thông điệp về dự toán ngân sách (dự chi về Việt Nam 25 tỷ 800 triệu USD).

30-1: Mở đầu cuộc tấn công Tết Mậu Thân (đến ngày 15-4).

31-1: Quân Giải phóng đánh chiếm một phần Đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn và đồng loạt tấn công Dinh Độc Lập, Bộ Tham mưu, Bộ Tư lệnh Hải quân, sân bay Tân Sơn Nhất, Đài phát thanh Sài Gòn...

5-5: Nhiều nơi ở Sài Gòn thành lập Uủy ban Nhân dân Cách mạng.

19-6: Nguyễn Văn Thiệu công bố lệnh tổng động viên.

17-8: Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam bắt đầu cuộc tổng công kích cùng với quần chúng nổi dậy.

31-10: Mỹ buộc phải chấp thuận sự có mặt của đại diện Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam trong Hội nghị Paris.

12-11: Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ - Cờ líp phớt tuyên bố sẵn sàng tham gia hội đàm mở rộng Paris, dù chính quần Sài Gòn không tham dự.

27-11: Chính quyền Sài Gòn tuyên bố tham gia vào hội đàm mở rộng Paris.

1969:

6-6: Thành lập Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam do Đại hội đại biểu nhân dân miền Nam Việt Nam bầu ra.

21-8: Vụ thảm sát tù chính trị ở nhà lao Thủ Đức của chính quyền Sài Gòn.

2-9: Chủ tịch Hồ Chí Minh mất (79 tuổi). Trong di chúc đề ngày 10-5, Người viết: "Còn non, còn nước, còn người, thắng giặc Mỹ, ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay. Dù khó khăn gian khổ đến mấy, nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi. Đế quốc Mỹ phải cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất, đồng bào Nam Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà".

23-9: Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bầu cụ Tôn Đức Thắng làm Chủ tịch nước.

1970: 17-7 Đoàn Sinh viên quốc tế đến Sài Gòn tham dự "Năm Châu đấu tranh cho hòa bình ở Việt Nam".

1971: 22-6 Thượng nghị viện Mỹ thông qua nghị án rút quân Mỹ ra khỏi Việt Nam trong vòng 9 tháng.

1972: Sinh viên yêu nước Nguyễn Thái Bình từ Mỹ về, bị hạ sát trên máy bay ở sân bay Tân Sơn Nhất.

1973:

27-1: Sau 4 năm 9 tháng trên bàn hội nghị, Mỹ đã phải ký kết Hiệp định Paris, cam kết "tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam...".

2-2: Uủy ban hỗn hợp 4 bên Mỹ, Việt Nam, Chính phủ Cách mạng Lâm thời, chính quyền Sài Gòn bắt đầu hoạt động.

29-3: Bộ Tư lệnh quân Mỹ viễn chinh ở miền Nam Việt Nam làm lễ cuốn cờ về nước.

1974:

18-6: 301 linh mục của Giáo hội Sài Gòn ra tuyên bố lên án nạn tham nhũng trong chính quyền Sài Gòn.

22-9: Thành lập Mặt trận nhân dân cứu đói ở Sài Gòn.

1975:

14-1: Cảnh sát Sài Gòn bắn chết Pôn Lê-ăng-đờ-ri, phóng viên Thông tấn xã Pháp AFP tại trụ sở cảnh sát ở Sài Gòn.

25-1: Hội nghị Bộ Chính trị Đảng Lao động Việt Nam quyết định phát triển hơn nữa kế hoạch hai năm, giải phóng Sài Gòn trước mùa mưa.

Quyết định thành lập Bộ chỉ huy chiến dịch giải phóng Sài Gòn.

1-4: Máy bay vận tải khổng lồ C5A - Ghờ-rắc-xi tăng cường chở gấp vũ khí, đạn dược từ Mỹ sang Sài Gòn. Chính phủ Cách mạng Lâm thời công bố chính sách 10 điểm về vùng mới giải phóng.

7-4: Phi công Nguyễn Thành Trung ném bom "Dinh Độc lập".

14-4: Chiến dịch giải phóng Sài Gòn được mang tên Chiến dịch Hồ Chí Minh.

21-4: Tại Quốc hội Mỹ, Kít-sinh-giơ, Uây-ăng tuyên bố "không còn khả năng bảo vệ được Sài Gòn", Nguyễn Văn Thiệu từ chức, Trần Văn Hương lên thay.

26-4: Trần Văn Hương từ chức Tổng thống, Tướng Dương Văn Minh lên thay. Nguyễn Văn Thiệu trốn sang Đài Loan. Chính phủ Cách mạng Lâm thời đòi hỏi Mỹ ngừng can thiệp, giải tán chính quyền Sài Gòn. Cùng ngày, 17 giờ, Chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu.

30-4: Quân Giải phóng tiến vào Sài Gòn. Tổng thống ngụy quyền Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Đến ngày 1-5, miền Nam Việt Nam hoàn toàn giải phóng.

15-5: Lễ mừng chiến thắng.

Tháng 9: Đổi tiền.

1976:

Tháng 1: Đại hội Đảng toàn quốc lần IV xác định đường lối tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Đại hội Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh lần I.

21-1: Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh bắt đầu hoạt động.

28-3: Thành lập lực lượng Thanh niên xung phong thành phố Hồ Chí Minh.

Tháng 4: Bầu Quốc hội thống nhất toàn quốc đầu tiên và Hội đồng nhân dân các cấp.

2-7: Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời. Sài Gòn chính thức mang tên thành phố Hồ Chí Minh.

1978: Tháng 3, cải tạo tư sản thương nghiệp toàn miền Nam.

1979: Tháng 8, Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh ra Nghị quyết 9.

1980:

Nghị quyết 10 của Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh.

Nghị quyết 17 và 19 của Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh về tăng cường quản lý thị trường.

1986:

Tháng 10: Đại hội Đảng bộ thành phố lần IV: Xác định mục tiêu chủ yếu trong 5 năm (1986-1990).

Tháng 12 : Đại hội Đảng toàn quốc lần VI xác định đường lối đổi mới, "Nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật".

1991:

Tháng 6: Đại hội Đảng toàn quốc lần VII thông qua Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000.

Đại hội Đảng bộ thành phố lần V. Cương quyết vận dụng Cương lĩnh và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000 của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII.

1996:

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII.

Tháng 5 : Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ VI, tổng kết 10 năm đổi mới của thành phố.

1998: Kỷ niệm 300 Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh.

2000: Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ VII.

2001: Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX.