THUYẾT MINH TUYẾN SÀI GÒN – CẦN THƠ

Đường hầm sông Sài Gòn (hay còn gọi là Hầm Thủ Thiêm) là một đường hầm vượt qua sông Sài Gòn, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Đây là một phần trong dự án Đại lộ Đông Tây nối Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh với Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Đường hầm có sáu làn xe ô tô, được dìm dưới lòng sông Sài Gòn (có ngầm đáy sông). Nguồn vốn đầu tư từ Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của chính phủ Nhật Bảncó vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam. Tổng thầu thi công là liên danh các nhà thầu Nhật Bản. Theo quy hoạch, Khu đô thị mới Thủ Thiêm được kết nối với đô thị hiện hữu bằng một số cây cầu như: Cầu Thủ Thiêm nối Quận Bình Thạnh, cầu Ba Son nối với Quận 1, Cầu Phú Mỹnối với Quận 7 và một cây cầu nữa nối với Quận 4. Chiều 20 tháng 11 năm 2011, lễ thông xe hầm Thủ Thiêm được tổ chức. Sáng ngày 21 tháng 11, hầm Thủ Thiêm chính thức được thông xe sau gần 7 năm thi công, kết nối hai bờ sông và giảm tải cho cầu Sài Gòn, đồng thời làm động lực cho sự phát triển của thành phố. Công trình được đánh giá là hầm vượt hiện đại nhất Đông Nam Á.

Hầm Thủ Thiêm là hạng mục quan trọng nhất trong dự án đại lộ Đông - Tây. Bên cạnh việc giải toả áp lực cho cầu Sài Gòn, tuyến đường mới qua hầm rút ngắn thời gian từ trung tâm thành phố về các tỉnh miền Tây lẫn miền Đông, tạo nền tảng phát huy giao thương liên tỉnh. Hầm Thủ Thiêm góp phần lớn trong việc tạo thành mạng lưới giao thông khá hoàn chỉnh ở phía đông, giảm áp lực cho giao thông trung tâm và là động lực phát triển Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Số lượng đền bù giải tỏa ở dự án này được đánh giá là có quy mô lớn nhất thành phố. Dự án hầm Thủ Thiêm đã cải thiện cuộc sống của hàng chục ngàn cư dân ven kênh rạch vào năm khu tái định cư và nhiều khu dân cư khác. Theo dự kiến, mỗi ngày hầm sẽ có 40.000 ôtô và 10.000 xe máy tham gia lưu thông.

Đại lộ Võ Văn Kiệt hay còn được biết nhiều hơn bởi tên gọi là Đại lộ Đông - Tây, thành phố Hồ Chí Minh là một tuyến đường đi qua trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh, được khôi phục, nâng cấp từ tuyến đường hiện hữu và xây dựng thêm tuyến đường mới để tạo thành một trục đường mới ra vào phía Nam theo hướng Đông - Tây, nhằm giảm ách tắc giao thông cho cầu Sài Gòn và các trục chính trong thành phố. Tuyến đường này đáp ứng yêu cầu lưu thông cho các cảng của thành phố đi các nơi theo hướng Đông Bắc - Tây Nam và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, tạo trục giao thông sang Thủ Thiêm, và cải thiên môi trường ven kênh mà nó đi qua, tăng vẻ mỹ quan cho thành phố.

Đại lộ chạy dọc theo kênh từ quốc lộ 1A huyện Bình Chánh đến ngã ba đường Yersin - Chương Dương gần cầu Calmette, quận 1; vượt sông Sài Gòn bằng hầm Thủ Thiêm và nối với xa lộ Hà Nội tại Ngã ba Cát Lái, quận 2. Chiều dài toàn tuyến là 21,89 km, đi qua địa bàn các quận 1, 2, 4, 5, 6, 8, Bình Tân và huyện Bình Chánh, tạo thành một tuyến trục giao thông Đông - Tây, và kết nối hai đầu Đông Bắc - Tây Nam thành phố. Đại lộ Đông – Tây tạo điều kiện thuận lợi cho các phương tiện giao thông ra vào cảng Sài Gòn và từ đây đi các tỉnh miền Đông và miền Tây không phải đi vào trung tâm thành phố. Đây sẽ là con đường huyết mạch liên kết chặt chẽ các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Đại Lộ Đông – Tâyđược coi là con đường chiến lược của Thành phố Hồ Chí Minh và là điểm nhấn quan trọng nhất của cửa ngõ đi vào Thủ Thiêm, góp phần cho việc giãn dân cư đô thị về phía bờ Đông sông Sài Gòn và phía Nam thành phố, đặc biệt đối với trung tâm thương mại Thủ Thiêm thuộc quận 2 và giúp nơi này trở thành trung tâm của thành phố trong tương lai, khi Thành phố Hồ Chí Minh xác định sẽ phát triển về hướng đông và hướng nam. Một giá trị lớn khác của đại lộ Đông Tây, là cải tạo môi trường ven kênh, tạo vẻ mỹ quan thành phố. Khi đại lộ này hoàn thành, những nhà chòi ổ chuột của 10.000 hộ ở hai bên kênh Tàu Hủ - Bến Nghé sẽ được thay bằng những công viên cây xanh, công trình công cộng, những hộ dân phải di dời sẽ có được cuộc sống tốt hơn và môi trường sống văn minh hơn. Ngoài ra khi xây dựng Đại lộ Đông Tây, cầu Chà Và và cầu Chữ Y sẽ phải đập bỏ để xây dựng mới lại nhằm nâng cao độ tĩnh không của cầu để Đại lộ Đông Tây chạy ở dưới cầu, điều này sẽ giúp cho tĩnh không thông thuyền của kênh Tàu Hũ-Bến Nghé được nâng cao qua đó giúp cho việc phát triển giao thông và kinh tế đường thủy trở nên thuận lợi hơN.

Trong tương lai, điểm đầu của Đại lộ Đông - Tây (Huyện Bình Chánh) sẽ được kết nối với đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương và khu vực điểm cuối của Đại lộ Đông - Tây (Quận 2) sẽ được kết nối với đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, do đó sẽ giúp giao thông từ các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và các tỉnh miền Trung, miền Bắc thông suốt khi đi qua khu vực này, góp phần cho việc phát triển kinh tế của TP.Hồ Chí Minh nói riêng và cả vùng Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên nói chung. Đặc biệt khiSân bay quốc tế Long Thành xây dựng xong sẽ giúp giao thông tại Đồng bằng sông Cửu Long, TP.Hồ Chí Minh và cả vùng Đông Nam Bộ được kết nối với Sân bay quốc tế Long Thành theo tuyến đường trên.

Đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh–Trung Lương là đường cao tốc nối Thành phố Hồ Chí Minh với Tiền Giang nói riêng và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long nói chung. Đây là một phần của tuyến Đường cao tốc Bắc - Nam. Đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh- Trung Lương có điểm đầu tuyến là nút giao thông Chợ Đệm, xã Tân Túc, huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh. Điểm cuối là nút giao thông Thân Cửu Nghĩa (km 50) huyện Châu Thành, Tiền Giang.

Dự án đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương có chiều dài toàn tuyến là 61,9 km[1][2] , vận tốc thiết kế 120 km/giờ, có tổng kinh phí đầu tư 9.884 tỷ đồng được Ban quản lý dự án Mỹ Thuận đưa vào khai thác tạm thời với 8 làn xe ô tô.

Việc đưa vào khai tuyến đường cao tốc này đáp ứng cho khoảng 50.000 lượt ô tô qua lại mỗi ngày và dự kiến đến Tết Canh Dần lưu lượng xe sẽ có khả năng tăng gấp đôi. Với tuyến đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương, thời gian từ Thành phố Hồ Chí Minh đi Tiền Giang được rút ngắn chỉ còn khoảng 30 phút, thay vì 90 phút như trước đó.

Hủ tiếu Mỹ Tho là loại hủ tiếu do người Mỹ Tho chế biến, nguyên liệu chính là hủ tiếu khô, nước dùng chính là thịt bằm nhỏ, lòng heo nấu cùng xương tủy heo. Sau đó trụng sơ mì với nước dùng và cho các nguyên liệu phụ vào như giá, hẹ, thịt bằm cùng lòng heo vào.

Hủ tiếu Mỹ Tho bao gồm thịt lát, thịt bằm, xương và gan heo, có tiệm còn thêm tôm khô vào để nước dùng ngọt hơn. Vị ngọt đậm đà từ nước hầm xương và các phụ gia khác khiến hủ tiếu Mỹ Tho đậm chất miền Tây Nam Bộ. Hủ tiếu Mỹ Tho thường được ăn kèm với phụ gia là giá sống, hành phi,chanh ớt, tiêu, nước tương. Nước chấm là nước tương, pha chút giấm và đường, có nơi sẽ có thêm tép mỡ và hành phi. Hủ tiếu Mỹ Tho ngoài nổi tiếng nhờ nước lèo thơm ngọt vị miền Tây, còn nổi tiếng nhờ cọng hủ tiếu trong và dai, khi nấu không bị bở, hay mềm đi, chỉ trừ khi nấu lâu quá. Hủ tiếu bò viên hay hủ tiếu Satế cũng dùng loại bánh này. Ngoài ra, hủ tiếu Mỹ Tho còn nấu chung với mì, hủ tiếu mì, hoặc nước lèo ăn bánh canh, bột sò, nui.. rất đa dạng và phong phú. Ngoài ra, còn có thể ăn hủ tiếu khô, tức là không chan nước lèo vào tô hủ tiếu, mà để riêng ở chén, cho hành và tiêu vào, có thể thêm 1 quả trứng gà, còn hủ tiếu sẽ được người bán trộn với nước tương, giấm đường vừa ăn, khi đó, nước lèo sẽ ngon và ngọt hơn so với nước lèo được chan vào hủ tiếu. Đặc biệt là hủ tiếu Mỹ Tho không ăn với salad, hay cần tây, trứng cút, tuy nhiên sau này vào Sài Gòn, hủ tiếu Mỹ Tho có điểm con tôm thẻ, lột xẻ đôi, hoặc thêm lòng heo, sườn heo và trứng cút nữa, có thể ăn với thịt bò viên và tương ớt, tương đen. .

Sợi hủ tiếu Mỹ Tho to và trong, làm từ gạo thơm, dẻo (nổi tiếng là thứ gạo Gò Cát của làng Mỹ Phong), phải dùng trong ngày, do vậy có mùi thơm của gạo, trụng nước sôi thì mềm nhưng không bị bở, nhai dai dai, nên gọi là hủ tiếu dai, ăn không có mùi chua. Và cọng hủ tiếu sẽ có mùi hơi chua, vì vậy sẽ được trụng riêng ở nước sôi chứ không trụng trực tiếp vào nước lèo.

Hủ tiếu Mỹ Tho có thể được bán dạo bình dân, gọi là Hủ tiếu gõ. Và có thể bán theo kiểu hủ tiếu khô, với chén nước lèo kèm theo.

Năm 2009, Hủ tiếu Mỹ Tho của Tổ hợp tác sản xuất hủ tiếu Mỹ Tho (ấp Hội Gia, xã Mỹ Phong, thành phố Mỹ Tho, Tiền Giang) được Trung tâm Thương hiệu Việt, thuộc Hội liên hiệp Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, cấp giấy chứng nhận “Thương hiệu Việt”.

Sông Tiền hay Tiền Giang là tên của đoạn chảy trên lãnh thổ Việt Nam của dòng chính của sông Mê Kông (phân lưu chính phía đông của Mê Kông bắt đầu từ Phnom Penh). Đoạn đầu nguồn của sông Tiền Giang trên đất Campuchia kể từ Phnom Penh được gọi là Tonlé Bassac Thượng.

Sông Tiền có bốn phân lưu và đổ ra biển Đông qua sáu cửa sông, tính từ phía bắc xuống là:

·         Cửa Tiểu và cửa Đại là hai cửa sông của sông Mỹ Tho, chảy qua Mỹ Tho và Gò Công.

·         Cửa Ba Lai của sông Ba Lai chảy qua phía bắc Bến Tre.

·         Cửa Hàm Luông, phía nam Bến Tre, thuộc về sông Hàm Luông.

·         Hai cửa Cổ Chiên và Cung Hầu của sông Cổ Chiên, chảy qua thị xã Trà Vinh.

Tiền Giang chảy qua các tỉnh Việt Nam là Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, và Trà Vinh.

Sông nối liền sông này với sông Hậu là sông Vàm Nao (ranh giới giữa hai huyện Chợ Mới và Phú Tân của An Giang).

Sông Hậu, hay Hậu Giang, là một trong hai phân lưu của sông Mê Kông. Phân lưu còn lại là sông Tiền. Mê Kông tách ra thành sông Tiền và sông Hậu tại lãnh thổ Campuchia. Ở Campuchia, sông Hậu được gọi là sông Bassac (Tonlé Bassac theo tiếng Khmer). Vì thế nó còn có tên gọi nữa là sông Ba Thắc.

Sông Hậu đổ ra biển Đông qua cửa Tranh Đề và cửa Định An. Cửa Ba Thắc đã bị đất bồi từ khoảng thập niên 1970 nên không còn nữa.

Trên lãnh thổ Việt Nam, sông Hậu chạy qua tỉnh An Giang, làm ranh giới tự nhiên giữa các tỉnh Đồng Tháp và Cần Thơ, Vĩnh Long vàCần Thơ, Hậu Giang và Vĩnh Long, Trà Vinh và Sóc Trăng. Đoạn rộng nhất của con sông nay là giữa huyện Cầu Kè (Trà Vinh) và huyệnLong Phú (Sóc Trăng) khoảng gần 4 km.

Quốc lộ 1Acòn là con đường huyết mạch xuyên suốt từ Bắc tới Nam và là con đường chính của nước ta dưới triều Nguyễn. Nhà Nguyễn dùng con đường này để liên lạc ba xứ Bắc – Trung – Nam.

Con đường này lúc bấy giờ được chia ra làm nhiều trạm, mỗi trạm có nhiều nhà trạm và phu trạm lo việc công văn, đồ đạc của quan lại. Để phục vụ cho việc liên lạc nhanh chóng, Vua cấp cho mỗi trạm vài con ngựa, công văn chuyển đi được niêm phong rất kỹ. Chính nhờ con đường này mà sự lãnh đạo của triều đình Huế đã đến mọi miền đất nước kịp thời góp phần tạo sự bền vững cho nhà Nguyễn trong suốt 150 năm.

Quốc lộ 1A hệ thống giao thông hết sức quan trọng của cả nước, nối liền từ Bắc vào Nam, là cầu nối hai khu vực kinh tế: Vùng ĐBSCL và vùng Đông Nam Bộ và những địa phương khác trong cả nước. Quốc lộ 1A có chiều dài khoảng 3.000km đi qua các tỉnh: Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội, Hà Tây, Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Đồng Nai, Tp.Hồ Chí Minh, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.

Ngã ba Trung Lương - có tên gọi như vậy bởi vì trước đây nơi này là Trung tâm di chuyển lương thực của đồng bằng sông cửu long lên Tp.Hồ Chí Minh và một số nơi khác. Tại ngã ba Trung Lương: nếu đi thẳng là vào Thành Phố Mỹ Tho và rẽ phải đi theo quốc lộ 1A về hướng các tỉnh miền Tây.

Tại sao vùng này có tên là đồng bằng sông Cửu Long?

Theo giả thuyết: sông này có tên là sông Cửu Long vì : Sông này bắt nguồn từ Tây Tạng (cao hơn 5000m so với mực nước biển); trải qua Trung Quốc, Lào, Campuchia và đổ vào Nam Bộ. Sông có tên khác là MêKông (dài 4220km) phiên âm từ tiếng Lào là Mè Khoỏng, nghĩa là “sông Mẹ”. Khi chảy qua lãnh thổ Việt Nam theo 9 cửa (9 đầu rồng): trong đó chảy vào sông Tiền là 6 cửa (cửa Tiểu; Cửa Đại; Cửa Ba Lai; Cửa Hàm Luông, Cửa Cổ Chiên; Cửa Cung Hầu); sông Hậu 3 cửa (Cửa Định An, Tranh Đề Và Bát Xác). Nên gọi là Cửu Long

Đây là vùng đất hình thành do sự bồi đắp của Sông Mê Kông đây cũng là vùng châu thổ lớn nhất nước.

Đồng Bằng sông Cửu Long ngày nay thuộc vương quốc Phù Nam ngày xưa, vương quốc Phù Nam có một phần lãnh địa thuộc đồng bằng sông Cửu Long vào đầu công nguyên.

Phù Nam là vương quốc rất hùng mạnh và thời kỳ cường thịnh nhất của vương quốc này khỏang từ thế kỷ thứ III -> thế kỷ V bắt đầu triều đại Phạm Sự Nan khoảng từ năm 205 đến 255.

Vương quốc Phù Nam phát triển chính trên địa bàn vùng hạ lưu và châu thổ sông Cửu Long.

Phù Nam là tên gọi theo cách phát âm Founan của người Trung Hoa, vị vua đầu tiên của người Phù Nam được biết đến đầu tiên trong lịch sử là Hỗn Điền. Theo truyền thuyết vị vua nay rất tôn sùng các vị thần BaLaMôn. Một hôm ông nằm mơ thấy các vị thần BaLaMôn trao cho mình một cây cung và truyền lệnh xuất dương trên một thương thuyền lớn. Sáng hôm sau ngài vào đền thờ làm lễ và thấy cây cung ở dưới gốc cây, bèn dong bườm ra biển, gió thần đưa thuyền đến vùng đất tại đây có một nữ vương tên Liễu Diệp, trẻ, khỏe, không khác gì con trai nổi danh trong các cuộc chinh phục các quốc gia láng giềng. Vị nữ quân thấy thuyền lạ liền xua quân ra định đánh cướp nhưng bị Hỗn Điền bắn một phát tên thần xuyên thũng mạng thuyền đến tận chỗ Liểu Vương đứng, trúng một tên quân. Liễu Diệp hoảng sợ xin hàng phục. Sau đó họ lấy nhau rồi cai trị xứ sở nay lập nên vương quốc Phù Nam .

Trong thời kỳ hưng thịnh họ khống chế nền thương nghiệp hàng hóa cả miền Đông Nam A và tự xưng là “Phù Nam Đại Vương “. Sử liệu còn ghi lại mối quan hệ ngọai giao và thương mại giữa Phù Nam với Trung Hoa, Ấn Độ. Nhờ tài nguyên phong phú và nhờ vào vị trí trung gian trên con đường hàng hải Ấn –Trung mà Óc Eo được coi là thành phố cảng của Phù Nam đã sớm trở thành một thị trấn quốc tế .

Giai đọan cuối của lịch sử Phù Nam trùng hợp với sự phát triển của Chân lạp. Mâu thuẩn giữa hai thế lực này dẫn đến sự sụp đỗ của vương quốc Phù Nam vào thế kỷ thứ 6 (theo tài liệu cổ Trung Hoa, vương quốc Phù Nam bị Chân lạp xâm chiếm vào khoảng năm 550 nhưng vẫn còn chống giữ đến năm 627). Sau khi bị Chăm Pa xâm chiếm Phù Nam chia làm hai quốc gia Lục Chân Lạp và Thủy Chân Lạp (một phần thuộc ĐBSCL). Thủy Chân Lạp nằm gần bờ biển, vùng ĐBSCL; Lục Chân Lạp thuộc vùng đất cao chính là Campuchia ngày nay .

Từ thế kỷ 7 đến TK10 vùng đất này bị nhấn chìm trong lũ lụt, chỉ còn vài gò đất nổi lên. Từ khoảng TK 10-17 người Việt, Khmer đến định cư vì thế nơi đây hình thành nên nhóm dân tộc chính là người Kinh, Khmer, Chăm, Hoa với nền văn hóa đa dạng. Đồng thời trong thời gian này các tôn giáo được truyền bá và phát triển như đạo phật, đạo Hồi, đạo Thiên Chúa …

Năm 1808 vùng đồng bằng sông Cửu Long, được người Pháp chia như sau :

-Trấn Định Tường: gồm Phủ Kiến An, 3 huyện Kiến Đăng, Kiến Hưng và Kiến Hòa .

-Trấn Hà Tiên: gồm các địa danh còn lại trong vùng .

-Năm 1832, Pháp phân Nam Kỳ ra làm lục tỉnh: Biên Hòa, Gia Định, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên. Đến thời điểm này vùng ĐBSCL có 4 tỉnh là: Định Tường (Tiền giang) An Giang , Vĩnh Long và Hà Tiên (Cần Thơ , Hà Tiên , Cà Mau) .

-Năm 1862, Pháp chiếm 3 tỉnh Đông Nam Bộ ( Biên Hòa, Gia Định, Vĩnh Tường )

-Năm 1867, Nam Kỳ Lục Tỉnh được chia làm 20 tỉnh. Trong đó ĐBSCL có 14 tỉnh: Bạc Liêu, Châu Đốc, Long Xuyên, Sa Đéc, Trà Vinh, Bến Tre, Gò Công, Mỹ Tho, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hà Tiên, Rạch Giá, Tân An .

-Từ 1955 –>1975 ĐB sông MêKông chia làm 17 tỉnh: Kiên Giang, Sa Đéc, Ba Xuyên (Bạc Liêu ), Vĩnh Bình, Kiến Tường, Chương Thiện, Phong Dinh, Vĩnh Long, Kiến Hòa, Châu Đốc, Định Tường, Bạc Liêu, Gò Công, An Giang, Long An, Long Xuyên, Kiến Phong .

-Năm 1975 đến 1990 ĐBSCL có 9 tỉnh, Hậu Giang, Tiền Giang, An Giang, Long An, Bến Tre, Kiên Giang, Cửu Long, Đồng Tháp, Minh Hải.

-Năm 1991 tỉnh Cửu Long tách thành Trà Vinh và Vĩnh Long.

-Năm 1992 Hậu Giang tách thành Cần Thơ và SócTrăng.

-Nắm 1997 Minh Hải tách thành Cà Mau và Bạc Liêu.

-Hiện nay vùng ĐBSCL có 13 tỉnh thành: Tiền Giang, Long An, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, An Giang, Kiên Giang, Tp Cần thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Hậu Giang.

-Diện tích ĐBSCL: 40.000km2 chiếm khoảng 1/8 cảnước

-Dân số 19.5 triệu dân (2003) chiếm khoảng 1/4 dân số cả nước

Đứng trên cầu Rạch Miễu, nghĩ về “Tứ linh”

Rất khó có cây cầu nào như cầu Rạch Miễu. Đứng trên cầu mà hướng về biển Đông sẽ bắt gặp bốn cù lao “chụm đầu” lại, hợp thành “Tứ linh” giữa sông nước mênh mông. Khen ai khéo đặt tên cồn để có được một bộ “Tứ linh”: Long, Lân, Quy, Phụng. Mỗi cù lao đều có nét đặc thù, mang sắc thái riêng tạo nên một quần thể sinh động.

Vừa hết đoạn dây văng, cầu Rạch Miễu đổ xuống cồn Lân, còn gọi là cù lao Thới Sơn. Nhìn lên bản đồ, cù lao Thới Sơn như thể “long chầu” trong cung đình Huế. Thới Sơn đang sở hữu bốn cái “nhất”: tuổi đời cao nhất, diện tích lớn nhất, cũng được coi là đẹp và hài hòa nhất trong “Tứ linh”. Lịch sử mở đất của Thới Sơn thật hào hùng. Có thể nói mỗi mảnh vườn, con rạch Thới Sơn đều ghi dấu chiến công của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ tiêu diệt 5 vạn quân Xiêm. Sang thế kỷ XX, nơi đây lại ghi đậm chiến công của các “dũng sĩ diệt Mỹ” trên vành đai Bình Đức nổi tiếng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Cầu Mỹ Thuận là một cây cầu được xây dựng bắc qua sông Tiền, nối liền hai tỉnh Tiền Giang và Vĩnh Long. Cầu nằm cách Thành phố Hồ Chí Minh 125 km về hướng Tây Nam, trên Quốc lộ 1A, là trục giao thông chính của vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Cầu Mỹ Thuận nối liền giữa hai tỉnh Tiền Giang và Vĩnh Long. Đầu cầu phía Bắc thuộc xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang; đầu cầu phía Nam thuộc xã Tân Ngãi, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long. Vượt qua sông Tiền nối với tỉnh Tiền Giang.

Cầu Cần Thơ là cây cầu bắc qua sông Hậu, nối thành phố Cần Thơ và tỉnh Vĩnh Long. Tại thời điểm hoàn thành (2010), đây là cây cầu dây văngcó nhịp chính dài nhất tại khu vực Đông Nam Á.

Cầu Cần Thơ được khởi công xây dựng ngày 25 tháng 9 năm 2004. Ban đầu, công trình được dự kiến hoàn thành vào ngày 14 tháng 12 năm 2008, tuy nhiên sau sự kiện Sự cố sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ ngày 26 tháng 9 năm 2007, công trình phải dừng thi công để điều tra tai nạn. Vì vậy tiến độ hoàn thành bị chậm trễ hơn 1 năm. Cuối cùng, cầu cũng được khánh thành vào lúc 09h00 sáng ngày 24 tháng 4 năm 2010.

Cầu Cần Thơ có những đặc trưng phổ biến của loại cầu dây văng, cùng môt số đặc điểm riêng như sau:

·         Về móng trụ tháp: là loại cọc khoan nhồi có đường kính 2,50 m nhưng có chiều dài vào loại dài nhất được thi công ở Việt Nam: 94 m và mỗi cọc có 45 tấn thép với cốt thép chủ đường kính 38 mm và gần 500 m³ bê tông mác 30 Mpa. Trụ bờ Bắc có 30 cọc và trụ bờ Nam có 36 cọc. Máy khoan cọc nhồi làm việc theo nguyên tắc tuần hoàn ngược liên tục dùng dung dịch bentonite có pha polymer khoảng 5%. Ở trụ bờ Bắc thi công trên bờ nên dùng ống thép đường kính 2,60 m dày 22 mm và dài 12 m làm ống vách tạm thời (khoan nhồi xong rút lên). Ở trụ bờ Nam thi công dưới nước có độ sâu 20 m nên phải dùng ống vách chiều dài 42 m cố định (khoan nhồi xong để lại không rút lên). Chân cọc sau khi đổ bê tông được bơm vữa xi măng bằng bơm áp lực cao để tăng cường sức chịu tải của cọc.

·         Bệ trụ tháp bờ Bắc thi công trên cạn nên làm hố móng và lắp khuôn đúc đổ bê tông thông thường. Riêng bệ trụ tháp bờ Nam thi công dưới nước nên mặt đáy và vòng vây xung quanh được đúc sẵn trên bờ và lắp ghép trên đâu cọc thành ván khuôn liền với bệ trụ. Vòng vây xung quanh có chiều sâu ngập trong nước dưới cao trình mặt đáy bệ để che chắn bảo vệ đầu cọc. Đây là phương pháp rất hay vừa tiết kiệm chi phí khuôn đúc, vừa đẩy nhanh tiến độ thi công. Nhưng phải đảm bảo việc định vị các cọc hết sức chính xác trong quá trình thi công khoan nhồi (đặc biệt là thi công dưới nước dòng chảy mạnh và mực nước lên xuống do ảnh hưởng của thủy triều), nếu không chính xác các tấm đáy không lắp ghép được và khó mà bịt kín đáy để thi công cốt thép trong môi trường khô ráo. Cốt thép thi công bệ trụ có đường kính lớn nhất tới 52 mm và nối dối đầu bằng đầu nối có ren, thí nghiệm kiểm chứng cho thấy khi kéo phá hoại cốt thép đứt ở thân chứ không đứt ở mối nối.

·         Về trụ tháp có chiều cao tính từ mặt nước là 164,80 m và tính từ mặt cầu là 134,70 m. Trụ có hình chữ Y ngược và hai chân khép vào để thu hẹp diện tích bệ trụ, hình dạng này rất đẹp và thanh thoát, không như hình chữ H xoạc cẳng, trụ có biểu tượng như hai bàn tay chắp lại vái lên trời với tâm linh của người Á Đông.

·         Kết cấu phần trên: Nhịp dây văng có chiều dài 550 m giữa hai trụ tháp, có tĩnh không thông thuyền cao 39 m (với chiều rộng tương ứng 200 m) đảm bảo cho tàu 10.000 DWT qua lại thường xuyên.

·         Kết cấu mặt cầu là dầm hộp bê tông cốt thép đúc tại chỗ mác 50 Mpa, mặt cắt ngang là hình thang ngược gồm 4 khoang, đáy ở trên có chiều rộng 26,0 m và chiều cao là 2,70 m. Vì chiều dài nhịp 550 m là khá dài đối với cầu dây văng, nên để giảm bớt tải trọng của nhịp chính, đoạn giữa của cầu 210 m được kết cấu bằng dầm hộp thép chế tạo sẵn và lắp ghép với dầm bê tông cốt thép đã được đúc tại chỗ. Chính ở chỗ mối nối giữa dầm bê tông cốt thép và dầm thép phải thiết kế đặc biệt theo mô hình phần tử hữu hạn (FEM) để chuyển tiếp ứng suất giữa hai loại vật liệu có độ cứngvà đàn hồi khác nhau

·         Hệ dây văng khác với phương pháp truyền thống là các sợi thép bện thành tao rồi kéo và neo tùng tao trước khi cố định cả bó cáp dây văng. Ở đây toàn bộ bó cáp dây văng được chế tạo sẵn trong nhà máy rồi căng kéo và neo trên công trường chứ không phải kéo từng tao. Tất nhiên thiết bị và công nghệ căng kéo là mới và được áp dụng lần đầu tiên ở Việt Nam.

 Chợ nổi Cái Răng là chợ nổi chuyên trao đổi, mua bán nông sản, các loại trái cây, hàng hóa, thực phẩm , ăn uống và là điểm tham quan đặc sắc của quận Cái Răng,thành phố Cần Thơ.

Nét độc đáo và đặc điểm chính của chợ nổi Cái Răng là chuyên buôn bán các loại trái cây, đặc sản của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Thuở xưa, chợ nổi hình thành là đường bộ và phương tiện lưu thông đường bộ chưa phát triển, trong khi đó nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa, người ta tụ tập trên sông và bằng các phương tiện như xuồng, ghe, tắc ráng.... Ngày nay, dù mạng lưới giao thông đường bộ đã phát triển rộng khắp nhưng chợ nổi vẫn tồn tại và phát triển ngày một sầm uất hơn.

Chợ nổi Cái Răng cũng là chợ đầu mối chuyên mua bán sỉ các loại trái cây, nông sản của vùng. Hàng hóa tập trung ở đây với số lượng lớn. Mỗi mặt hàng đã được phân loại cho đồng đều về chất lượng, kích cỡ. Nếu như dân địa phương và các vùng lân cận thường sử dụng các ghe, xuồng trung bình chở các mặt hàng nông sản đến đây tiêu thụ thì những ghe bầu lớn là của các thương lái thu mua trái cây tỏa đi khắp nơi, sang tận Campuchia và Trung Quốc. Hòa mình vào không khí nhộn nhịp của buổi chợ, du khách có thể quan sát, tìm hiểu sinh hoạt của nhiều gia đình thương hồ với nhiều thế hệ chung sống trên ghe. Có những chiếc ghe như "căn hộ di động" trên sông nước với những chậu hoa kiểng, các loài vật nuôi, các tiện nghi đầy đủ như ti-vi màu, đầu dĩa, dàn âm thanh... có cả xe gắn máy đậu trên ghe.

·         Chợ Cái Răng thường họp khá sớm, thường từ lúc mờ sáng và đến khoảng 8, 9 giờ thì vãn.

·         Khách tham quan nên đi vào khoảng 7-8 giờ là tốt vì có thể tham quan đúng vào lúc chợ hoạt động đông đúc nhất.

·         Chợ không hoạt động và hoạt động rất ít vào các ngày Tết Âm Lịch (mồng 1 và mồng 2 Tết, Tết Đoan Ngọ (mồng 5 tháng Năm âm lịch).

·         Do nhu cầu của người đi chợ nên không chỉ có các xuồng trái cây, nông sản phẩm mà còn có nhiều loại dịch vụ khác: phở, hủ tiếu, cà phê, quán nhậu nổi... Các xuồng dịch vụ (thường là thuyền nhỏ) len lõi phục vụ khách đi chợ và cả khách tham quan.

Chợ đã nổi từ nửa đêm về sáng

Ta vẫn chìm từ giữa bữa hoàng hôn

Em treo bẹo Cái Răng Ba Láng

Ta thương hồ Vàm Xáng Cần Thơ

Đờn ca tài tử Nam bộ là một dòng nhạc dân tộc của Việt Nam đã hình thành và phát triển từ cuối thế kỉ 19, bắt nguồn từ nhạc lễ, Nhã nhạc cung đình Huế và văn học dân gian. Đờn ca tài tử là loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của vùng Nam Bộ. Đờn ca tài tử là nghệ thuật của đàn và ca, do những người bình dân, thanh niên nam nữ nông thôn Nam Bộ hát ca sau những giờ lao động. Đờn ca tài tử xuất hiện hơn 100 năm trước, là loại hình diễn tấu có ban nhạc gồm 4 loại là đàn kìm, đàn cò, đàn tranh và đàn bầu (gọi là tứ tuyệt), sau này, có cách tân bằng cách thay thế độc huyền cầm bằng cây guitar phím lõm. Những người tham gia đờn ca tài tử phần nhiều là bạn bè, chòm xóm với nhau. Họ tập trung lại để cùng chia sẻ thú vui tao nhã nên thường không câu nệ về trang phục.

Loại âm nhạc này đúng ra là một loại nhạc thính phòng thường trình diễn trong phạm vi không gian tương đối nhỏ như trong gia đình, tại đám cưới, đám giỗ, sinh nhật, trong các lễ hội, sau khi thu hoạch mùa vụ, thường được biểu diễn vào những đêm trăng sáng ở xóm làng.

Nguồn gốc của nhạc tài tử là ca Huế, pha lẫn âm nhạc từ các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi. Loại nhạc này mang đậm tính cách giải trí vui chơi chứ không thuộc loại nhạc lễ.

Ban nhạc tường dùng năm nhạc cụ, thường gọi là ban ngũ tuyệt gồm đàn tranh, đàn tỳ bà, đàn kìm, đàn cò, và đàn tam. Phụ họa thêm là tiếng sáo thường là sáo bảy lỗ.

Về trang phục, những người tham gia đờn ca tài tử phần nhiều là bạn bè, chòm xóm với nhau nên thường chỉ mặc các loại thường phục khi tham gia trình diễn. Khi nào diễn ở đình, miếu hoặc trên sân khấu họ mới mặc các trang phục biểu diễn.

Những năm gần đây nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch nên các nhóm nhạc tài tử hợp lại với nhau thành các câu lạc bộ đờn ca tài tử mang tính bán chuyên nghiệp. Bên cạnh nghề nghiệp chính, họ phục vụ văn nghệ khi có yêu cầu.sinh ra ở cuối thế kỷ 19 ở phía nam. Nó bắt nguồn từ các NHC, NHC bí danh ng h (một loại nhạc được phát triển trong thế kỷ 17, dựa trên suy tôn nhạc được sử dụng bởi các tòa án hoàng gia của các kinh đô cũ của Huế và các tỉnh Nam Trung Bộ), NHC nha cung Hồ Inh (một hình thức của âm nhạc cung đình Huế) và văn học nổi tiếng.

Một số người nói rằng từ nghiệp dư có nghĩa là tài tử. Trong thực tế, từ này có nghĩa là tài năng và ngụ ý rằng những người này không có hiệu quả hoạt động của đời sống âm nhạc của họ, chỉ để cho vui hoặc những người khác. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là họ không phải là chuyên gia. Ngược lại, để trở thành một nghệ sĩ trong ý nghĩa xác thực nhất của từ này, họ phải thực hành trong một thời gian dài.

Đối với hình thức âm nhạc, vai trò của các ca sĩ và nhạc sĩ đều bình đẳng. Ca trù hát và người ca (bài hát truyền thống từ miền Bắc và miền Trung) là phụ nữ, trong khi đờn ca tài tử bao gồm các ca sĩ nam nữ và họ có vai trò bình đẳng.

Đờn ca tài tử sử dụng dụng cụ như đàn cò, đàn nguyệt (hai dây đàn luýt), đàn tranh( đàn tam thập lục),nhịp song lan (hai miếng tre được sử dụng để nhấn write khác để theo đuổi nhịp điệu) hoặc ta Ghita lõm .

Loại hình âm nhạc không chỉ ở các lễ hội và các bên mà còn trong thời gian sau thu hoạch. Ngoài ra, nó có thể được chơi trong bóng mát của cây, con thuyền hoặc trong đêm trăng sáng.

Quang Nhật – 0917 11 64 39